Công ty CP đầu tư & thương mại Đại Việt

Công ty CP Xi măng Đồng Lâm ổn định sản xuất, tạo việc làm cho người lao động

Do ảnh hưởng dịch Covid-19, tình hình xuất khẩu khó khăn, Công ty CP Xi măng Đồng Lâm tập trung phục vụ các khách hàng cố định đã có quá trình hợp tác lâu dài, ổn định sản xuất, tạo việc làm cho người lao động.

Nằm trong xu thế khó khăn chung, kể từ năm 2019 đến nay, hầu hết các doanh nghiệp bắt buộc phải hoạt động ngoài hoạch định. Riêng với thị trường xuất, nhập khẩu xi măng clinker, bên bán, bên mua và nhà vận tải đều gặp phải những “cú sốc” ngoài sức chịu đựng thông thường.

Ông Trần Chấn Lễ, Trợ lý Tổng Giám đốc Công ty CP Xi măng Đồng Lâm cho biết, trong năm 2020 và 2021, nhu cầu tiêu thụ xi măng toàn cầu có tốc độ tăng trưởng âm theo báo cáo của Cemnet GCR14 (thị trường toàn cầu lần thứ 14). Vì vậy, kết quả kinh doanh xuất khẩu của ngành xi măng Việt Nam tăng trưởng là nằm ngoài mong đợi.

Trong kế hoạch năm 2021, chúng tôi đã chủ động cắt giảm 50% sản lượng xuất khẩu, tương đương chỉ giao hàng mỗi quý một chuyến tàu. Tuy nhiên, để duy trì hoạt động, đảm bảo việc làm cho người lao động bắt buộc mọi doanh nghiệp phải thích ứng trong đó có Công ty CP Xi măng Đồng Lâm.
 
Công ty CP Xi măng Đồng Lâm ổn định sản xuất, tạo việc làm cho người lao động.
 
Theo thống kê của Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA), lũy kế từ đầu năm đến nay, tổng lượng xi măng và clinker xuất khẩu tăng khoảng 121% so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng xuất khẩu toàn ngành có tăng trưởng nhưng “rung lắc” rất dữ dội, biên độ dao động giá đến 25 - 30%, nhu cầu mua hàng lúc có lúc không. Riêng Xi măng Đồng Lâm đã tạo dựng uy tín về chất lượng sản phẩm, được khách hàng truyền thống đánh giá cao, sẵn sàng ký hợp đồng bao tiêu dài hạn với điều kiện thương mại tốt hơn nhiều so với mức bình quân của thị trường.

Mọi năm, xuất khẩu clinker là một trong những kênh bán hàng chính của Xi măng Đồng Lâm, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng bán ra. Trung bình mỗi tháng, có 1 tàu trọng tải từ 30.000 - 40.000 tấn clinker Công ty  xuất cảng đưa hàng đến các thị trường ngoài nước.

Ông Trần Hoàng Bảo, Giám đốc Bộ phận Kinh doanh xi măng xuất khẩu và clinker cho biết, để đưa được sản phẩm của mình đến với các thị trường khó như Đài Loan, sản phẩm phải đảm bảo chất lượng, đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe theo hệ thống tiêu chuẩn ASTM (American Society for Testing and Materials) của Mỹ.

Tuy nhiên, giai đoạn từ đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các hoạt động vận chuyển và bốc xếp clinker trong xuất khẩu chịu ảnh hưởng rất nặng, nhiều đơn hàng phải tạm dừng do đường biển từ các cảng xuất khẩu bị hạn chế để đảm bảo an toàn trong tình hình dịch bệnh. Trong bối cảnh đó, Xi măng Đồng Lâm vẫn nỗ lực hết mình, sắp xếp lại kế hoạch xuất khẩu, đảm bảo sẵn sàng cung ứng đủ hàng, giao hàng kịp thời, nhanh chóng nhất sau khi phục hồi. Bằng các biện pháp đó, Xi măng Đồng Lâm đến hiện tại vẫn duy trì tốt hoạt động sản xuất, đảm bảo cả về mặt an toàn lao động lẫn đời sống cho toàn bộ cán bộ, công nhân viên Công ty. Ngoài ra, công ty cũng triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất, từ tiết giảm chi phí sản xuất đến sắp xếp bộ máy tinh gọn hiệu quả với việc cải tiến, cải tạo, áp dụng khoa học công nghệ vào thực tế sản xuất nhằm tiết giảm tiêu hao năng lượng, đầu tư thiết bị hiện đại thân thiện với môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Theo ông Trần Chấn Lễ, xét theo góc độ sản lượng giao dịch toàn cầu, xi măng xếp ở vị trí thứ hai chỉ sau sản lượng tiêu thụ nước sạch. Xi măng là thiết yếu cho các công trình xây dựng. Với đặc thù là hàng hóa cồng kềnh, khối lượng lớn nên việc vận chuyển xuất khẩu phải đòi hỏi hệ thống logistic quy mô lớn và hiệu suất cao. Công tác giao nhận clinker xi măng và các sản phẩm công nghiệp tại địa bàn miền Trung thực sự chưa thỏa mãn nhu cầu của các hãng tàu và khách hàng quốc tế. Các cấp chức năng và các bên liên quan đang nỗ lực cải thiện, cam kết đầu tư đúng lộ trình để hệ thống ngày càng tốt hơn.

Thương mại điện tử, thanh toán quốc tế, và giao thông xuyên quốc gia thuận lợi đã thúc đẩy hoạt động ngoại thương bùng nổ trong hai thập kỷ qua. Riêng các hạn chế trong di chuyển ngắn hạn tại các thị trường mục tiêu đã ảnh hưởng nhiều đến công tác khảo sát khách hàng tiềm năng.

Các thị trường tiêu thụ chủ lực đã dựng lên hàng loạt hàng rào bảo vệ thuế quan, tiêu chuẩn kỹ thuật và thương mại ngày càng khắc khe. Vì vậy, Công ty Xi măng Đồng Lâm hiện tại tập trung phục vụ các khách hàng đã có quá trình hợp tác lâu dài, uy tín thương mại đã được chứng minh qua thời gian.

Cũng theo ông Lễ, trước mắt đã thấy được tín hiệu phục hồi của nền kinh tế qua chỉ số quản lý thu mua, vốn FDI và một xã hội bình thường mới. Chỉ số quản lý thu mua ngành sản xuất của Việt Nam đạt 52,1 điểm trong tháng 10, tăng trở lại từ mức 40,2 điểm trong tháng 9/2021. Do vậy, các đơn đặt hàng mua Xi măng Đồng Lâm cũng đã hồi phục ở gần mức tuyệt đối 100%.

Công ty Xi măng Đồng Lâm hiểu rõ thị trường nội địa và tiềm năng của thị trường miền Trung. Chúng tôi đã lựa chọn đầu tư và cam kết hỗ trợ cộng đồng địa phương phát triển. Xi măng Đồng Lâm hướng đến kinh doanh giải pháp sử dụng xi măng hiệu quả và đáp ứng tối đa nhu cầu may đo của từng phân khúc khách hàng, ông Lễ cho biết thêm.
Bài viết cùng danh mục
Xi măng Đồng Lâm đổi mới công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất
22/12/2021
Thời gian qua, Công ty CP Xi măng Đồng Lâm đã tập trung đầu tư hệ thống phun Ure khử NOx;...
Triển vọng ngành xi măng trong năm 2022
22/12/2021
Sản lượng tiêu thụ xi măng nội địa sẽ tăng trưởng trở lại trong năm 2022, tuy nhiên biên...
 Bê tông mới siêu bền có khả năng tự vá vết nứt trong môi trường khắc nghiệt
13/10/2021
Các nhà nghiên cứu thiết kế một loại bê tông mới siêu bền có khả năng tự vá vết nứt giúp...
Tháng 9: Lượng tiêu thụ sản phẩm xi măng đạt 6,7 triệu tấn
11/10/2021
Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết trong, tháng 9, dù sản lượng tiêu thụ sản phẩm...